Võ và tinh thần thượng võ đã trở thành truyền thống của người Bình Định, bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Bình Định là "đất võ".
Aurora Quy Nhơn Villas
Theo truyền thuyết, vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) vương quốc Chămpa có loạn, vua Chămpa nhờ vua Đại Việt giúp và Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã tuân mệnh vua sang giúp bạn. Đạo quân tinh nhuệ của nhà Lý đã nhanh chóng hoàn thành sứ mệnh. Để tưởng nhớ công lao, vua Chămpa đã cho xây đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang (di tích này đến nay vẫn còn ở bán đảo Hải Minh - Quy Nhơn), đồng thời nhiều binh sĩ của Đại Việt đã được cử ở lại để làm phên dậu cho vua Chăm. Đến năm 1306, khi nhận 2 châu Ô, châu Rí của vua Chăm là Chế Mân làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa, vua Đại Việt là Trần Anh Tông đã đề phòng việc Chămpa đòi hoặc cướp lại đất nên đã đưa quân tinh nhuệ đến đây trấn thủ. Đó là những tinh binh võ nghệ cao cường, tác chiến giỏi... Những người lính này về sau ở lại lập nghiệp tạo nên vùng đất bình định và họ cũng như con cháu không quên giữ gìn truyền thống thượng võ.
Thời 3 anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa, võ Bình Định càng phát triển mạnh hơn và tạo ra một diện mạo mới. Thầy giáo Trương Văn Hiến, người dạy võ cho 3 anh em nhà Tây Sơn, là người rất giỏi về công phu nhu nhuyễn và nội công. Khi học ở thầy giáo Hiến, Nguyễn Nhạc chuyên về kiếm, Nguyễn Huệ chuyên về đao và binh pháp, còn Nguyễn Lữ thì do thể chất yếu đuối, nhỏ bé nên chuyên về nội công và miên quyền (công phu mềm dẻo như bông). Thời đó võ Bình Định phát triển cực thịnh nên dù sau này, triều Gia Long cấm võ nhưng những bài quyền và công phu khí công vẫn lưu truyền ở hậu thế.
Đặc biệt, ở vùng Hầm Hô (Tây Sơn, Bình Định) đến nay vẫn còn di tích Thạch đồ luyện võ, tương truyền là nơi để
các võ sinh luyện công phu. Giữa một vùng nước cường, có nhiều hố xoáy, không biết do thiên nhiên định sẵn hay do nhân tạo mà có hàng chục tảng đá, tảng thì to, dẹt như cái nong, tảng thì mấp mô như lưng trâu, lại có tảng nằm nghiêng một cách kỳ vĩ. Tất cả những tảng đá ấy đều trơn tuột và rất khó đứng chân chứ chưa kể đến chuyện phải nhảy múa, đi quyền trên đó. Theo truyền thuyết Thạch đồ này được bày ra để các võ sinh luyện tập công phu thượng đẳng miên quyền. Nếu luyện thành công thân thể sẽ nhẹ như bông, bay nhảy rất linh hoạt, sự trơn tuột của rêu cũng như sức cường của nước không hề gây khó khăn cho họ. Khi nhà Tây Sơn mất, Đại tư đồ Võ Văn Dũng đã lui về Hầm Hô để lập căn cứ. Chiều chiều, trong sự hoài niệm và tiếc nuối, ông thường đứng bên ghềnh đá mà thét lớn vì phẫn chí, tiếng thét vang rền cả rừng núi đến nỗi chúa sơn lâm cũng bạt vía bỏ đi nơi khác.
các võ sinh luyện công phu. Giữa một vùng nước cường, có nhiều hố xoáy, không biết do thiên nhiên định sẵn hay do nhân tạo mà có hàng chục tảng đá, tảng thì to, dẹt như cái nong, tảng thì mấp mô như lưng trâu, lại có tảng nằm nghiêng một cách kỳ vĩ. Tất cả những tảng đá ấy đều trơn tuột và rất khó đứng chân chứ chưa kể đến chuyện phải nhảy múa, đi quyền trên đó. Theo truyền thuyết Thạch đồ này được bày ra để các võ sinh luyện tập công phu thượng đẳng miên quyền. Nếu luyện thành công thân thể sẽ nhẹ như bông, bay nhảy rất linh hoạt, sự trơn tuột của rêu cũng như sức cường của nước không hề gây khó khăn cho họ. Khi nhà Tây Sơn mất, Đại tư đồ Võ Văn Dũng đã lui về Hầm Hô để lập căn cứ. Chiều chiều, trong sự hoài niệm và tiếc nuối, ông thường đứng bên ghềnh đá mà thét lớn vì phẫn chí, tiếng thét vang rền cả rừng núi đến nỗi chúa sơn lâm cũng bạt vía bỏ đi nơi khác.
Nếu có dịp về Bình Định, bạn sẽ còn được nghe thêm nhiều giai thoại thật đẹp nữa về truyền thống thượng võ hào hùng, đúng như câu ca dao đã lưu truyền “Ai về Bình Định mà coi/Con gái Bình Định cầm roi,đi quyền”
Bình Định – mảnh đất địa linh nhân kiệt còn biết bao điều bí ẩn, thắm đượm tình đất tình người mà bạn phải tự mình đến và khám phá thì mới cảm nhận được tất cả những gì đẹp nhất, đáng yêu, trìu mến nhất nơi đây.
“Ai về Bình Định mà coi,
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”