"Muốn ăn bánh ít lá gai/ Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" – món đặc sản đi vào ca dao Bình Định từ xa xưa. Bánh ít lá gai dẻo nhưng không dính răng. Cắn một miếng bánh, ngay lập tức, vị ngọt thanh của đường, vị dẻo thơm của nếp, vị béo của dầu, vị bùi của đậu, hương cay nồng của gừng…quyện nơi đầu lưỡi.
- Ý bò sốt cà chua đổi vị cuối tuần
- Cách làm bê hấp sả đơn giản mà thơm ngon
- Khám phá 5 phố ẩm thực nức tiếng của Sài Gòn trong ngày nghỉ Tết Dương lịch
- Thực đơn món ngon cả tuần cho bạn tha hồ đổi vị
- Thành viên nhóm nhạc 365 trổ tài nấu món chè Nhật ngon đáo để dịp năm mới
Bánh ít lá gai vốn là đặc sản của người Bình Định, sau này cách làm bánh lan rộng khắp vùng vem biển miền Trung và một số tỉnh miền Bắc nên trở thành đặc sản chung của Việt Nam.
Ai đã một lần về vùng đất võ – Bình Định và được thưởng thức bánh ít lá gai hẳn không bao giờ quên hương vị ngọt ngào và sự thơm ngon của chúng. Cái hương thơm bình dị, chân chất như là mùi của quê hương.
Aurora Quy Nhơn Villas
Bánh ít lá gai ở Bình Định có hương thơm và hình dáng rất riêng so với bánh gai các vùng khác. Người Bình Định dùng bánh gai như một loại “cơm nắm” mang đi ăn dọc đường khi đi chơi xa, đặc biệt đây là món quà biếu thể hiện lòng hiếu khách của người Bình Định.
Bánh ít lá gai Bình Định dù để 5, 6 ngày sau vẫn ngon, không lo bị ôi thiu. Nếu không phải người trong nghề, có mấy ai biết rằng công đoạn để cho ra một chiếc bánh gai vô cùng cầu kỳ từ khâu chuẩn bị bột đến giai đoạn làm nhân cùng với sự khéo léo và thành thục của người làm bánh.
Cách làm bánh:
Làm bánh ít lá gai cần phải có 5 nguyên liệu: lá gai, gạo nếp, đường, đậu hoặc dừa, lá chuối.
Lá gai rửa sạch, luộc chín, để ráo nước. Gạo nếp phải là nếp thơm, dẻo thì bánh mới ngon.
Gạo nếp ngâm mềm, vo nhiều lần cho thật sạch, xay nhuyễn cùng với lá gai và một ít muối trắng. Sau khi xay xong đổ hỗn hợp bột với lá gai vào túi vải rồi đem đăng cho bột ráo nước. Khi bột vừa ráo, lấy ra nhào bột nhiều lần cho thật dẻo rồi chia thành từng khóm nhỏ vừa đủ làm một cái bánh.
Aurora Quy Nhơn Villas
Nhân bánh có thể làm tùy theo sở thích của từng người và đặc trưng món bánh của từng địa phương. Bạn có thể làm nhân bánh từ nhiều nguyên liệu khác nhau như nhân dừa, nhân đậu phộng, nhân đậu xanh, nhân đậu đen...Các nguyên liệu này sau khi làm sạch thì nấu chín với đường, cho thêm ít gừng, đánh tan và quấy đều nhân cho đến khi nhân khô là được.
Lá chuối làm bánh tốt nhất là lá chuối chát hơ qua lửa cho mềm, khoanh tròn.
Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, bắt đầu bước vào khâu gói bánh. Nắn bột thật mỏng, cho nhân vào bên trong bóp chặt, vo tròn, thoa đều bánh và lá bằng dầu (nên dùng dầu phộng hoặc nước cốt dừa) sau đó dùng lá gói bánh lại.
Bánh có thể gói theo kiểu bẻ gấp một đầu hoặc hình tháp vuông rồi đem bánh hấp cách thủy. Sau khi bánh chín, vớt ra để nguội, đập nước đọng ở đầu bánh cho ráo rồi để vào rổ cho ráo bánh.
Vào những ngày giỗ, tết…sau khi cúng tổ tiên ông bà xong đĩa bánh ít được bưng xuống làm món ăn tráng miệng cho mọi người. Bánh ít ăn và nhâm nhi cùng với ly trà nóng thì không gì tuyệt bằng, vị ngọt của bánh kết hợp với vị đắng của trà, càng ăn càng thấm mà không thấy chán. Đối với những đứa trẻ vùng quê mỗi khi ăn cúng, giỗ đều mong chờ được phát cho một cái bánh ít lá gai.
Hình ảnh và cách thưởng thức bánh ít lá gai của người dân quê Bình Định mang những nét riêng và độc đáo. Sự độc đáo ấy khiến nhà thơ Xuân Diệu phải ngậm ngùi: "Bà ngoại ta còn phảng phất đâu đây/Bánh ít lá gai, bánh ú mập đầy".
Bánh ít lá gai đã biểu trưng cho đặc sản của vùng đất võ trời văn. Cách làm bánh khéo léo tỉ mỉ, hương vị ngon ngọt của bánh như chính tình cảm của người dân nơi đây dành tặng cho nhau vậy.